Bàn về tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp tàu thủy (Kỳ 1)

Trên thế giới, ở các nước phát triển, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) cùng với sản xuất sạch hơn đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước và đến nay vẫn là kế sách hữu hiệu. Tại Việt Nam, trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải và nhiều lĩnh vực khác, tình trạng lãng phí năng lượng còn rất lớn, hiệu quả sử dụng năng lượng thấp.

Theo báo cáo của Chương trình mục tiêu quốc gia về SD NLTK&HQ, để sản xuất 1 tấn thép từ nguyên liệu quặng, các nhà máy thép của Việt Nam cần khoảng 12 triệu Kcal trong khi mức tiên tiến của thế giới chỉ cần 4 triệu Kcal; luyện thép từ phế liệu ta cần 2,82 triệu Kcal, thế giới chỉ cần 2 triệu Kcal. Theo tính toán, để làm ra cùng một sản phẩm như nhau, sản xuất công nghiệp ở Việt Nam phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 – 1,7 lần so với Thái Lan và Malaysia. Ngày 17/6/2010 Quốc Hội đã chính thức ban hành Luật SDNLTK&HQ số: 50/2010/QH12 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật SDNLTK&HQ để điều chỉnh các hoạt động có sử dụng năng lượng trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

 Thời gian qua Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) đã thực hiện khảo sát về tình hình sử dụng năng lượng tại các đơn vị thành viên, đưa ra các giải pháp SDNLTK&HQ và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn. Hiện trạng cũng như việc triển khai thực hiện như sau:

1. Hệ thống thiết bị và các loại năng lượng tiêu thụ chính trong ngành Công nghiệp tàu thuỷ (CNTT)

Hệ thống thiết bị và các loại năng lượng tiêu thụ chính của các công ty trong ngành CNTT bao gồm:

Các thiết bị hàn, cắt kim loại.

Đây là các thiết bị có số lượng lớn và với nhiều chủng loại khác nhau, tùy theo quy mô nhà máy mà số lượng mỗi loại khác nhau, bao gồm các loại: máy hàn bán tự động; máy hàn tự động, máy hàn 1 chiều, xoay chiều, máy hàn TIG, máy cắt hơi … và tiêu thụ năng lượng điện, khí ô-xy, CO2

Hệ thống cẩu.

Hệ thống cẩu là nhóm thiết bị tiêu thụ năng lượng điện lớn nhất, bao gồm các loại cầu trục trong các nhà xưởng  đến 30T, cẩu chân đế đến 150T lắp đặt tại các bãi lắp ráp phân tổng đoạn, cổng trục đến 400 T lắp đặt tại các vị trí đấu đà lắp ráp thân tàu.

Hệ thống các dây chuyền thiết bị làm sạch thép

Thông thường, thép tấm, thép hình trước khi đưa vào gia công cơ khí cần phải làm sạch và phun phủ lớp sơn bảo vệ, sau khi thép tấm thép hình được lắp ráp thành các tổng đoạn thì các tổng đoạn cũng cần được làm sạch bề mặt trước khi phun phủ lớp sơn bảo vệ lần nữa trước khi đấu lắp ráp thành vỏ tàu. Có hai loại dây chuyền tiêu thụ điện năng và khí công nghiệp tương đối lớn là: Dây chuyền làm sạch và sơn lót thép tấm, thép hình;  Dây chuyền làm sạch và sơn tổng đoạn

Hệ thống các máy gia công cơ khí

Trong các nhà máy công nghiệp khác, hệ thống các máy gia công cơ khí là không thể thiếu để tạo hình các loại thép theo yêu cầu của sản phẩm. Hệ thống các máy gia công cơ khí bao gồm: máy cắt CNC, máy khoan, máy tiện... sử dụng chủ yếu là điện năng.

Hệ thống chiếu sáng và thiết bị văn phòng

Các phân xưởng sản xuất, bãi thi công và cầu tàu sử dụng rất nhiều loại đèn chiếu sáng như: đèn cao áp, đèn cao áp Sodium, đèn cao áp thủy ngân. Tại khu vực văn phòng, nhà ăn, nhà khách đều sử dụng bóng đèn huỳnh quang và các bóng compact... Số lượng bóng đèn các loại đến vài nghìn chiếc tại một công ty với lượng tiêu thụ điện năng lớn.

Hệ thống các thiết bị vận tải

Tiêu thụ các loại nhiên liệu như dầu DO, FO, xăng … là các phương tiện vận tải như ô tô chở tổng đoạn, ô tô chở người, ô tô vận chuyển hàng hóa, chạy thử nghiệm các loại động cơ …

2. Kết quả khảo sát tiêu thụ năng lượng tại các công ty đóng tàu

Theo báo cáo khảo sát tình hình tiêu thụ năng lượng tại 19 công ty đóng tàu thành viên của Tập đoàn Vinashin năm 2008 do các đơn vị kiểm toán năng lượng thực hiện có các kết quả như sau:

Tổng chi phí các loại năng lượng sử dụng         

Qua khảo sát thì tổng chi phí các loại năng lượng tiêu thụ của 19 công ty được thể hiện như trong bảng sau:
     Bảng 1: Tổng hợp các loại năng lượng sử dụng
Qua bảng trên có thể nhận thấy, chi phí năng lượng/năm của 19 công ty là khá lớn, lên đến 281 tỷ 530 triệu đồng và tỷ lệ các loại năng lượng sử dụng được thể hiện trên biểu đồ như sau:

      Biểu đồ 1: Biểu đồ chi phí các loại năng lượng

Nếu phân nhóm năng lượng thành 3 nhóm là: Điện năng, Khí công nghiệp (gồm các loại khí CO2, O2, Gas, Argon) và Năng lượng khác (gồm dầu DO, dầu FO, xăng, than, nước) thì biểu đồ sẽ là:
       

Biểu đồ 2: Biểu đồ chi phí các loại năng lượng theo 3 nhóm

Tiêu thụ năng lượng so với sản lượng

Bảng 2 sẽ cho thấy mối tương quan giữa chi phí năng lượng với tổng sản lượng của các công ty đóng tàu.
     Bảng 2: Tổng tiêu thụ năng lượng so với tổng sản lượng thực hiện
Mức tiêu hao năng lượng của mỗi công ty là khác nhau so với sản lượng thực hiện, tuy nhiên mức trung bình tiêu thụ năng lượng của một công ty đóng tàu chiếm 2,38% tổng sản lượng thực hiện với chi phí là 13 tỷ 878 triệu đồng/năm trong khi giá trị sản lượng bình quân là 582 tỷ 554 triệu đồng/năm. Trong đó có những công ty có lượng tiêu thụ năng lượng rất lớn như: Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu có tổng chi phí năng lượng lên đến trên 82 tỷ đồng/năm, Công ty đóng tàu Phà Rừng có mức chi phí năng lượng trên 44 tỷ đồng/năm, chi phí năng lượng của Công ty đóng tàu Hạ Long là trên 40 tỷ đồng/năm và Công ty mẹ Tổng công ty Bạch Đằng là trên 19 tỷ đồng/năm.

3. Các cơ hội tiết kiệm năng lượng

Các đơn vị kiểm toán năng lượng đã thực hiện kiểm toán chi tiết chi phí năng lượng tại các công ty đóng tàu và đưa ra các khuyến nghị về giải pháp cải tiến nhằm mang lại hiệu quả trong công tác sử dụng năng lượng đồng thời phân tích các cơ hội, giải pháp có thể áp dụng để tiết kiệm năng lượng tại một số công ty đóng tàu. Dưới đây là tính toán phân tích các cơ hội tiết kiệm năng lượng của đơn vị kiểm toán năng lượng đối với Tổng công ty CNTT Nam Triệu năm 2008:

Trong trường hợp tại Công ty mẹ - Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, nếu đầu tư 27 tỷ 118 triệu đồng để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng theo tính toán của tư vấn thì sẽ tiết kiệm được 10 tỷ 300 triệu đồng hàng năm và thời gian hoàn vốn đầu tư là 2,6 năm.

Bảng 3: Tiềm năng TKNL tại TCT CNTT Nam Triệu

TT

Các giải pháp cải tiến

Hiệu quả mang lại

Chi phí đầu tư (tr.đ)

Thời gian hoàn vốn

Loại năng lượng

TKNL(kW/h,T/năm)

TK (tr.đ/năm)

1

Giám sát xây dựng định mức và thành lập ban quản lý năng lượng

Điện

530.499

522

750

0,5

Khác

-

954

2

Cải tạo đường ống và chống rò rỉ khí

Khí

112

110

250

2,3

3

Lắp bình tích áp tại các phân xưởng, bãi thi công, cầu tàu,...

Khí

224.811

221

900

4,1

4

Lắp biến tần cho hệ thống máy nén khí

Điện

2.085.283

2.051

4.399

2,1

5

Thay thế 2000 bóng huỳnh quang T10 chấn lưu điện từ bằng bóng huỳnh quang T8 chấn lưu điện tử

Điện

59.136

58

144

2,5

6

Lắp tấm lấy sáng tại phân xưởng làm sạch tôn 1

Điện

19.712

19

18

0,9

7

Lắp biến tần cho hệ thống cầu trục và cổng trục

Điện

150.058

147

250

1,7

8

Lắp biến tần cho quạt hút bụi tại phân xưởng làm sạch và phun sơn tổng đoạn

Điện

94.864

93

185

2,0

9

Nối mạch vòng cho hệ thống trạm biến áp

Điện

455.495

448

2.500

5,6

10

Lắp tụ bù công suất cho trạm biến áp số 2

Điện

-

182

250

1,4

11

Lắp bộ tiết kiệm điện cho máy hàn 1 chiều

Điện

1.217.395

1.197

970

0,8

12

Thay thế dây truyền mạ nhúng kẽm 6m bằng dây truyền 12m

Dầu DO

576

4.293

16.500

3,8

Tổng

10.300

27.118

2,6

(Xem tiếp kỳ sau)

 

Ban Khoa học công nghệ

Go to top