Mô-đun mới về Đề án Đánh giá quốc gia thành viên IMO

Đề án Đánh giá quốc gia thành viên IMO nhằm cung cấp một quốc gia thành viên được đánh giá với việc đánh giá khách quan và toàn diện về hiệu quả quản lý và thực thi các văn kiện bắt buộc của IMO. Đề án sẽ triển khai bắt buộc với tất cả quốc gia thành viên IMO từ 01/01/2016.
 
Mô-đun GISIS mới được thiết kế như một nền tảng chung cho Đề án Đánh giá quốc gia thành viên IMO, và sẽ sử dụng như một phương tiện để phát hành báo cáo đánh giá. Mặc dù các báo cáo đánh giá  được sử dụng chủ yếu bởi các quốc gia thành viên IMO, và các quốc gia thành viên IMO có thể  lựa chọn phổ biến rộng rãi báo cáo ra công chúng thông qua GISIS.
Hội đồng IMO đã đề nghị các quốc gia thành viên đã được đánh giá cho phép phát hành báo cáo và kế hoạch liên quan cho hành động khắc phục từ các cuộc đánh giá được thực hiện kể từ khi chương trình bắt đầu (các cuộc đánh giá đầu tiên được thực hiện năm 2006), sao cho có thể cung cấp cho các quốc gia thành viên và công chúng nhiều báo cáo đánh giá nhất có thể. Ban Thư ký IMO cũng đề nghị các quốc gia thành viên cung cấp các thông tin chi tiết của một cá nhân được chỉ định để nhận được quyền truy cập vào các báo cáo đánh giá được cung cấp cho các quốc gia thành viên.
Các chương trình bắt buộc dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như xác định nơi mà các hoạt động xây dựng năng lực (ví dụ, việc cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật bởi IMO tới các Quốc gia thành viên) sẽ có ảnh hưởng lớn nhất. Nhắm mục tiêu của hành động thích hợp để nâng cao khả năng thực hiện sẽ được cải thiện rất nhiều. Các quốc gia thành viên cũng sẽ nhận được thông tin phản hồi có giá trị, nhằm hỗ trợ họ trong việc cải thiện khả năng của mình để đưa các văn kiện được áp dụng vào thực tiễn; và bài học chung học được từ các cuộc đánh giá có thể được cung cấp cho tất cả các quốc gia thành viên để các lợi ích có thể được chia sẻ rộng rãi.
Hơn nữa, kết quả của các các cuộc đánh giá có thể phản hồi một cách có hệ thống tới quá trình xây dựng văn kiện tại IMO để đưa ra các cải tiến có thể đo lường trong hiệu quả của các khuôn khổ pháp lý quốc tế về hàng hải;
Các văn kiện IMO bắt buộc theo Đề án đánh giá bao gồm:
•    An toàn sinh mạng trên biển (Công ước An toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS) và Nghị định thư 1988); 
•    Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (Công ước MARPOL); 
•    Các tiêu chuẩn về huấn luyện, chứng nhận trực ca đối với thuyền viên (STCW 1978); 
•    Mớn nước (LL 66 và Nghị định thư 1988); 
•    Đo tải trọng của tàu (Tonnage 1969); và
•    Ngăn ngừa đâm va trên biển (COLREG 1972).
 
Nguồn: vinamarine.gov.vn
Go to top