Đang tải...
Chào mừng đến với Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy
Tiếng việt
Tiếng việt
Tiếng anh
Tham dự và chủ trì có ông Đỗ Thành Hưng, Phó bí thư Đảng ủy, Phụ trách Đảng bộ , Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty; Ông Ngô Tùng Lâm, Phó Tổng Giám đốc SBIC cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên khu vực phía Nam và đại diện các ban chuyên môn của Tổng công ty. Buổi toạ đàm vinh dự được đón tiếp các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu, Hội khoa học kỹ thuật công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, trường Đại học GTVT TP. HCM, Trường đại học Bách khoa TP. HCM, Chi cục Đăng Kiểm 6 - Cục Đăng Kiểm Việt Nam cùng nhiều vị khách mời,…
Ông Đỗ Thành Hưng, Thành viên Hội đồng thành viên SBIC chủ trì buổi thảo luận
Ông Ngô Tùng Lâm, Phó Tổng Giám đốc SBIC phát biểu khai mạc buổi toạ đàm
Ông Vũ Minh Phú, Trưởng ban Kỹ thuật sản xuất SBIC báo cáo kết quả hoạt động KH&CN của Tổng công ty năm 2017
Phát biểu khai mạc, đồng chí Ngô Tùng Lâm đã nhấn mạnh: KH&CN là nền tảng cốt lõi của Tổng công ty cần phải được duy trì ổn định và ngày càng tạo ra các sản phẩm có tính năng kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Thông qua buổi tọa đàm mong các nhà khoa học, quản lý và các chuyên gia cùng thảo luận đưa ra các ý kiến góp ý để công nghệ đóng mới loại tàu chở khách nhẹ bằng vỏ hợp kim nhôm ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho Công ty CNTT Sài Gòn nói riêng, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy nói chung tiếp tục duy trì, ổn định và phát triển.
Báo cáo về kết quả hoạt động KH&CN của Tổng công ty trong năm 2017 cho thấy chính sách phát triển KH&CN luôn được Đảng uỷ, Hội đồng thành viên, Ban lãnh đạo điều hành của SBIC hết sức quan tâm luôn bám sát các nội dung chỉ đạo theo các văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ban ngành với tinh thần chủ động, sáng tạo, tích cực và với những giải pháp phù hợp, thiết thực. Tổng công ty CNTT đã tích cực đổi mới mạnh mẽ hoạt động KH-CN, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (ĐT&PTNNL), tập trung nâng cao năng lực ở 03 khâu đột phá là: quản trị, thiết kế và đào tạo, nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả trong SX-KD. Thiết lập đầy đủ hệ thống cơ bản các công cụ quản lý tiên tiến phục vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp và hệ thống các đối tác về KH-CN, ĐT&PTNL của Tổng công ty; tổ chức thực hiện nghiêm ngặt các hệ thống chính sách, quy chuẩn được ban hành.
Trong năm 2017, hoạt động KH&CN của Tổng công ty đạt được các kết quả đáng khích lệ như: Tổ chức tọa đàm hợp tác giữa VR-SBIC; Nghiên cứu, tổng hợp và dự thảo đề cương xây dựng Bộ định mức kinh tế kỹ thuật tổng quát của Tổng công ty; Năng suất lao động tổng hợp và công suất đóng tàu theo CGT (tấn trọng tải quy đổi) của các đơn vị thành viên và Tổng công ty và Đăng ký và triển khai 02 nhiệm vụ môi trường mở mới sử dụng ngân sách nhà nước năm 2018 với Bộ Giao thông vận tải với tổng kinh phí hỗ trợ là 2.500 triệu đồng:
Phà khách 2 thân THRVING 7
Tham quan phân xưởng đóng tàu vỏ nhôm tại nhà máy
Hiện nay, Tổng công ty CNTT đã và đang làm chủ công nghệ đóng tàu biển đáp
ứng yêu cầu quốc tế và trong nước: Hàng trăm tàu biển được bàn giao hàng năm gồm:
- Sê-ri tàu chở dầu và hóa chất XK cho Hàn Quốc; sê-ri tàu đánh cá khu vực Bắc Mỹ XK cho Canada; tàu kéo và tàu dịch vụ XK…
- Dự án các tàu kiểm ngư cỡ lớn, trung và cỡ nhỏ; tàu cá vỏ thép, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, tàu nghiên cứu biển …
- Dự án các tàu vỏ hợp kim nhôm tốc độ cao có tính năng kỹ thuật phức tạp chở khách, hàng, ô tô đi các tuyến đảo xa
- Hoạt động sửa chữa tăng trưởng 20-30% hàng năm nhờ công nghệ mới được nghiên cứu áp dụng: phun cát ướt (cấp TP Hải Phòng); làm sạch vỏ tàu bằng phun bi kim loại (Bộ GTVT); Xây dựng Hệ thống xử lý nước thải trong phá dỡ tàu cũ (Bộ GTVT)
Định hướng KH&CN của Tổng công ty trong thời gian tới đó là: Tiếp tục duy trì ba trụ cột chính của hoạt động KH&CN: Công nghệ - Quản trị - Đào tạo nguồn nhân lực; Xây dựng 02 nhà máy đóng tàu theo chuẩn quốc tế phù hợp điều kiện Việt Nam: Phà Rừng phía Bắc với các loại tàu chở hàng đến 30.000 DWT, Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn (SSIC) phía Nam với các loại tàu khách chất lượng cao; Hợp tác với đối tác nước ngoài về thiết kế; Tập trung nâng cấp năng lực cả về nhân lực, hệ thống trang thiết bị của các công ty đóng tàu đáp ứng yêu cầu của các đối tác nước ngoài và duy trì, đẩy mạnh thiết kế công nghệ tại các nhà máy đóng tàu.
Đã có các báo cáo, đóng góp thảo luận đến từ các đơn vị trong Tổng công ty đặc biệt là đại diện đến từ các công ty có hệ thống quản lý chất lượng và có bề dày lịch sử đóng các sản phẩm tàu vỏ nhôm như: Công ty CP đóng tàu Sông Cấm, Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Sài Gòn.
Ông Trần Tấn Châm, Phó Tổng Giám đốc SSIC giới thiệu kinh nghiệm đóng tàu vỏ nhôm
Ông Quách Đình Nguyên, Phó Tổng Giám đốc Sông Cấm giới thiệu kinh nghiệm đóng tàu vỏ nhôm
Tại buổi toạ đàm đã có nhiều ý kiến tham gia thảo luận, phản biện cũng như góp ý của các chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu, hiệp hội, trường đào tạo chuyên ngành đóng tàu. Các chuyên gia đánh giá cao các thành tựu mà SBIC đã đạt được trong thời gian qua và mong muốn SBIC tiếp tục đầu tư hơn nữa cho KH&CN để xứng tầm là đơn vị có thị phần đóng tàu lớn nhất Việt Nam.
Chuyên gia Đỗ Thái Bình tham gia góp ý buổi tọa đàm
Bế mạc toạ đàm, ông Đỗ Thành Hưng đánh giá toàn bộ nội dung chương trình toạ đàm đã hoàn thành và đạt chất lượng. Rất cảm ơn và xin ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cho hoạt động KH&CN của Tổng công ty.
Chụp ảnh lưu niệm bên sản phẩm tiêu biểu của SSIC
Trần Anh Tuấn
Ban KTSX-AT SBIC