Hội thảo quốc tế Thị trường vận tải biển và Đóng tàu Việt Nam trong khuôn khổ Vietship 2018

Các nhà đầu tư nước ngoài muốn hợp tác đầu tư lĩnh vực đóng tàu Việt Nam, hướng tới thị trường xuất khẩu.

 

             Các diễn giả tham dự hội thảo cho rằng, mặc dù còn khó khăn nhưng còn nhiều cơ hội phát triển cho ngành đóng tàu Việt Nam. (Ảnh XT-SBIC).

                                                        Ông Đỗ Thành Hưng, Thành viên HĐTV SBIC khai mạc Hội thảo. (Ảnh XT-SBIC)

Trong khuôn khổ triển lãm quốc tế lần thứ 9 về công nghệ đóng tàu, hàng hải và công trình biển - Vietship 2018, sáng ngày 25/1/ 2018 vừa diễn ra Hội thảo quốc tế Thị trường vận tải biển và đóng tàu Việt Nam do Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).

Hội thảo thu hút các nhà quản lý, chuyên gia và hàng chục doanh nghiệp, nhà đầu tư lĩnh vực hàng hải, đóng tàu và công trình biển đến từ Việt Nam và các nước.

                                        PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh XT-SBIC)

Tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, Chiến lược biển VN đến năm 2020 đã nêu rõ, đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Sau năm 2020, kinh tế hàng hải phải trở thành ngành kinh tế hàng đầu trong năm ngành kinh tế biển. Theo đó, một giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020 là phát triển kinh tế vận tải biển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển.

Tham luận tại hội thảo, các diễn giả cũng cho rằng, tuy vận tải biển mới có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn có những cơ hội để phát triển do chính sách từ các nhà quản lý và các quy định của hàng hải quốc tế. Như các quy định mới của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) hay Hội đồng châu Âu về giám sát, báo cáo và thẩm tra phát thải dioxit cacbon (CO2) từ vận tải biển (gọi tắt là “EU MRV”) quy định nghiêm ngặt điều kiện vận hành của tàu biển về chỉ số giảm phát thải CO2, quản lý hiệu quả năng lượng, quản lý nước dằn tàu… Điều này đòi hỏi các nhà vận tải hàng hải phải đổi mới đội tàu, đóng tàu mới hoặc sửa chữa, nâng cấp tàu biển, mở ra cơ hội cho ngành đóng tàu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đóng tàu phải cập nhật, đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu vận tải biển.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến từ các nước cho rằng, cơ hội phát triển ngành đóng tàu Việt Nam rất lớn nên sẵn sàng tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực này, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu tàu biển ra khu vực và thế giới. 

 

 

Thanh Thuý

baogiaothong.vn

Các bài viết khác

CÔNG TY MẸ TỔNG CÔNG TY TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024

SBIC Ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần I năm 2024

ĐOÀN TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY THAM GIA KHỞI ĐỘNG THÁNG THANH NIÊN VÀ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ NĂM 2024 CÙNG ĐOÀN KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

Cơ hội hồi sinh các doanh nghiệp đóng tàu từ việc phá sản SBIC

Nghiên cứu quy hoạch các bến cảng, công trình phục phụ đóng mới, sửa chữa tàu trong quy hoạch kỹ thuật, chuyên nghành

Công điện: Về việc chăm lo đời sống, bảo đảm an ninh xã hội cho người dân và người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Doanh thu SBIC vượt kế hoạch hai con số

NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU HYUNDAI VIỆT NAM TỔ CHỨC LỄ ĐẶT TÊN 2 TÀU DẦU

Sớm phá sản để hồi sinh SBIC

Thứ trưởng Bộ GTVT làm việc với các công ty thuộc SBIC

Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 Đảng bộ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng ủy Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy tổ chức Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 8, khoá XIII

Hội nghị Tập huấn công tác Đảng năm 2023 của Đảng ủy Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

Đóng tàu dân dụng giải nỗi lo thiếu hụt nguồn nhân lực-Bài 3: Cần xây dựng chiến lược, định hướng phát triển dài hạn (Tiếp theo và hết)

Go to top