Đang tải...
Chào mừng đến với Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy
Tiếng việt
Tiếng việt
Tiếng anh
Mục đích của kế hoạch là tạo cao điểm về các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ, đồng thời thúc đẩy các giải pháp, chương trình hành động cụ thể về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) trong các đơn vị thành viên và người lao động.
Tháng hành động được tổ chức từ ngày 1 đến 31/5/2025.Tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng cả trực tiếp và trực tuyến đến toàn thể người lao động về Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc” nhằm nâng cao nhận thức , ý thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người lao động trên các phương tiện thông tin của đơn vị và các nền tảng mạng xã hội; tuyên truyền, thông tin kịp thời về nguyên nhân các vụ TNLĐ, BNN, sự cố để phòng tránh TNLĐ, BNN, phòng chống cháy nổ trong các đơn vị.
Đ/c Phạm Quang Tuyến- Quyền Tổng giám đốc Cty đóng tàu Nam Triệu giới thiệu với đ/c Phạm Hoài Chung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty về công tác trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thợ hàn tại Nam Triệu
Xây dựng và đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động cụ thể để đảm bảo ATVSLĐ, phòng ngừa TNLĐ, BNN, phòng chống cháy nổ, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chủ động phòng ngừa, đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; Quan tâm cải thiện điền kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc An toàn – Xanh – Sạch – Đẹp; Tăng cường đảm bảo quyền làm việc trong môi trường an toàn và sức khỏe của người lao động.
Nâng cao chất lượng huấn luyện về ATVSLĐ, chú trọng huấn luyện thực hành, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động. Tăng cường đối thoại , giải đáp chính sách, vướng mắc trong công tác ATVSLĐ tại các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật An toàn vệ sinh lao động , các văn bản hướng dẫn thi hành;
Công tác vệ sinh tại các phân xưởng đều được các đơn vị thành viên chú trọng
Rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy nổ tại các bộ phận, phân xưởng; Tăng cường đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ đặc biệt các nhóm ngành, nghề có nguy cơ rủi ro cao như làm việc trên cao, hàn, cắt, làm việc trong không gian hạn chế, trong sử dụng điện...; Tổ chức hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc và thường xuyên trong quá trình làm việc.
Tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về ATVSLĐ, PCCC, thực hành sơ cấp cứu tai nạn lao động. Phát động các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua đảm bảo ATVSLĐ-PCCN-MT trong các phân xưởng, tổ, đội; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuyên dương, khen thưởng các tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ; Tổ chức tự kiểm tra công tác ATVSLĐ trong các đơn vị, phân xưởng, tổ đội sản xuất để phát hiện các thiếu sót, các nguy cơ mất ATVSLĐ để có biện pháp khắc phục kịp thời đảm bảo ATVSLĐ. Tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm kịp thời chia sẻ những mất mát và động viên các gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; đồng thời gắn với đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về các hệ lụy do TNLĐ, BNN gây ra để cảnh báo, tuyên truyền tới cộng đồng và người lao động.
Với đặc thù rất riêng người công nhân đóng tàu luôn được hướng dẫn tự đánh giá nguy cơ rủi ro trước khi làm việc và thường xuyên trong quá trình lao động
Sau Tháng hành động về ATVSLĐ, các đơn vị thành viên tiếp tục chỉ đạo, theo dõi việc tổ chức khắc phục các tồn tại, thiếu sót về công tác ATVSLĐ của đơn vị, tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro trước khi làm việc và thường xuyên trong quá trình lao động; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe người lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thường xuyên kiểm tra, cải thiện điều kiện lao động, quan trắc môi trường lao động và có các biện pháp khắc phục ngay khi các điều kiện lao động không bảo đảm an toàn cho người lao động.
Cải thiện điền kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc An toàn – Xanh – Sạch – Đẹp; Tăng cường đảm bảo quyền làm việc trong môi trường an toàn và sức khỏe của người lao động.
Khẩu hiệu tuyên truyền trong khu vực sản xuất,
Để một con tàu được bàn giao, hạ thủy thành công đòi hỏi cả một quá trình lao động sản xuất tuân thủ mọi quy định về công tác ATVSLĐ
Môi trường, địa thế làm việc khác biệt nên công tác ATVSLĐ luôn được kiểm tra giám sát chặt chẽ