Đang tải...
Chào mừng đến với Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy
Tiếng việt
Tiếng việt
Tiếng anh
Không biết tự bao giờ, dễ phải cả ngàn năm rồi, người dân vùng làng biển xứ Thanh quê tôi, một tỉnh có đến gần 200km bờ biển, đã sản sinh ra một loại phương tiện vận tải thuỷ, ra khơi vào lộng đánh bắt thuỷ hải sản giản đơn mà vô cùng hiệu quả: Đó là mảng luồng.
Công ty cổ phần đóng tàu sông Cấm lấy ngày 28 tháng 5 năm 1959 làm ngày truyền thống. Bởi ngày ấy ủy Ban hành chính Thành phố Hải Phòng ban hành quyết định số 152/QĐ công nhận xí nghiệp cơ khí Hải Phòng (tiền thân của đóng tàu Sông Cấm bây giờ) là xí nghiệp công tư hợp doanh trong hệ thống sản xuất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hạ tuần tháng 7 này, Tập đoàn Vinashin sẽ có một cuộc gặp gỡ những gương mặt lao động tiêu biểu tại Thủ đô Hà Nội. Các đơn vị thành viên, qua nhiều cuộc bình chọn đã tìm ra đuợc những cá nhân điển hình của đơn vị mình. Bài viết ngắn này giới thiệu cùng độc giả hai trong số bốn gương mặt của Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghiệp Hàng hải Sài Gòn đã vinh dự được ra Thủ đô tham dự cuộc gặp mặt nhiều ý nghĩa đó. Họ đều là kỹ sư, tuổi mới 30, tốt nghiệp Đại học và về làm việc ở SaigonShipmarin suốt từ đó đến nay…
Bài 5 : Đóng tàu “có số” cho Lữ đoàn “không số”
Kể từ khi Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đóng được con tàu 1.000 tấn “Made in Việt Nam” đầu tiên vào năm 1964, phải mất 28 năm sau, Lữ đoàn 125 Hải quân, những chiến sĩ “hậu duệ” của đơn vị tàu không số mới lần đầu tiên được đón nhận một lô tàu vận tải 1.000 tấn do chính đất nước mình sản xuất. Câu chuyện diễn ra từ năm 1992, tại Công ty đóng tàu Hạ Long...
Bài 4:
Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (nay là Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng) cũng là một “địa chỉ đỏ” đóng tàu không số. Ông Phạm Văn Đính, một cán bộ kỳ cựu của nhà máy cho chúng tôi xem cuốn sổ kế hoạch sản xuất mà ông còn lưu được từ thời chống Mỹ. Những dòng chữ: “Năm 1965, 1966... thuyền biển TM-2” sau mấy chục năm vẫn xanh nét mực Cửu Long, xanh như dòng Bạch Đằng mà nhà máy 3 lần Anh hùng mang tên gọi...
Bài 3: “Lò tàu sắt” bên dòng Tam Bạc
Cánh cửa sắt hoen gỉ, những ngôi nhà đá rửa ga-ni-tô màu xám tro ảm đạm, công trường đóng tàu cỏ mọc um tùm, cây si già rủ bóng... Cảnh Nhà máy đóng tàu Tam Bạc một chiều đầu thu khiến chúng tôi chạnh lòng khi nghĩ đến rất nhiều trang sử sách từng ghi: Nơi đây đã sản xuất những con tàu sắt đầu tiên phục vụ con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại...
Bài 2: Người “tạo hình” cho tàu không số
Kỹ sư Lương Văn Triết, người thiết kế chính của các con tàu không số đã ra đi trước ngày kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển chỉ hai tháng, mang theo bao bí mật.