Hội nghị triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn tới các đơn vị phía Bắc

Ngày 7 tháng 12 năm 2010 tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 2108/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

Tham gia Hội nghị lần này gồm tất cả các doanh nghiệp là công ty con, công ty cháu của Tập đoàn tại khu vực phía Bắc.
  

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sự trình bày các nội dung cơ bản của Đề án, theo đó bước 1 với việc giao một số cơ sở vật chất cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải đã xong, bước 2 là bước tổng thể, tập đoàn sẽ chỉ lựa chọn những đơn vị chủ lực đúng ngành nghề chính và cơ cấu lại còn 43 đơn vị bao gồm công ty mẹ, công ty con và công ty cháu. Các đơn vị khác sẽ được xử lý theo hướng chuyển nhượng, bán, cổ phần hóa để thu hồi vốn. Lực lượng lao động dôi ra cũng được xem xét, điều phối hợp lý để ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên và lao động. Với tiến độ dự kiến và nếu thuận lợi, chắc trong thời gian 2 - 3 năm, Tập đoàn sẽ xử lý hết các số nợ. Riêng với các khoản nợ không phải trả ngay một lúc như khoản vay nước ngoài trong vòng 10 năm thì 6 tháng trả nợ một lần, chia theo kỳ và trả trong nhiều năm. Việc tái cơ cấu sẽ thu hồi được một khoản tiền tương đối để có thể trả nợ.

Bên cạnh đó, Tập đoàn cố gắng tập trung đầu tư cho các đơn vị thực hiện đóng tàu theo đúng tiến độ, tiết kiệm chi phí, có lãi và sẽ sử dụng khấu hao và lãi để trả nợ các khoản vay.

Theo phương án tái cơ cấu Tập đoàn, Vinashin có một hình ảnh mới hoàn toàn. Đó là một Vinashin với điều lệ tổ chức hoạt động mới, quy chế tài chính mới và hệ thống quy chế quản lý nội bộ - điều mà trước đây không có. Trước mắt 51 quy chế sẽ được ban hành trong tháng 11, sau đó sẽ bổ sung thêm 20 quy chế nữa. Như vậy sẽ tạo dựng một hành lang pháp lý để tập đoàn quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên.

Thứ hai, Vinashin mới sẽ có đội ngũ cán bộ lãnh đạo mới, có vốn điều lệ được xác định bằng lượng vốn thực sự cần thiết cho nhiệm vụ của mình. Với 43 doanh nghiệp kể cả công ty mẹ, vốn ban đầu tạm tính cỡ 14.650 tỉ đồng. Về cơ cấu ngành nghề, bao gồm đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu. Sản xuất, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính sẽ được tổ chức lại, minh bạch, rõ ràng hơn để đạt được năng lực đóng các tàu, công suất lớn hơn.

Dự kiến trong thời gian tới, lãnh đạo Tập đoàn sẽ tổ chức Hội nghị tương tự tại khu vực miền Trung và miền Nam

Vũ Hùng

Các bài viết khác

Liên hoan “Tiếng hát CNLĐ” Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy năm 2024

Hội nghị biểu dương nữ Cán bộ, CNLĐ xuất sắc tiêu biểu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy giai đoạn 2019 – 2023

ĐOÀN SBIC THAM GIA LỄ PHÁT ĐỘNG “TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ” CÙNG ĐOÀN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI NĂM 2024

ĐOÀN TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG THÁNG THANH NIÊN NĂM 2024 & KỶ NIỆM 93 NĂM THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931-26/3/2024)

CÔNG TY MẸ TỔNG CÔNG TY TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024

SBIC Ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần I năm 2024

ĐOÀN TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY THAM GIA KHỞI ĐỘNG THÁNG THANH NIÊN VÀ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ NĂM 2024 CÙNG ĐOÀN KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

Cơ hội hồi sinh các doanh nghiệp đóng tàu từ việc phá sản SBIC

Nghiên cứu quy hoạch các bến cảng, công trình phục phụ đóng mới, sửa chữa tàu trong quy hoạch kỹ thuật, chuyên nghành

Công điện: Về việc chăm lo đời sống, bảo đảm an ninh xã hội cho người dân và người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Doanh thu SBIC vượt kế hoạch hai con số

NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU HYUNDAI VIỆT NAM TỔ CHỨC LỄ ĐẶT TÊN 2 TÀU DẦU

Sớm phá sản để hồi sinh SBIC

Thứ trưởng Bộ GTVT làm việc với các công ty thuộc SBIC

Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 Đảng bộ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

Go to top