Vinashin : Tái cơ cấu đang phát huy hiệu quả

Vinashin : Tái cơ cấu đang phát huy hiệu quả
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Vinashin Nguyễn Ngọc Sự cho biết, hầu hết các đơn vị đóng tàu chủ lực của Tập đoàn đều hoạt động trở lại, 6 tháng cuối  năm, Vinashin sẽ bàn giao 35 con tàu cho các chủ tàu, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ năm 2010.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Vinashin
Nguyễn Ngọc Sự  - Ảnh: Chinhphu.vn
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thưa ông, sau bước 1 tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin là chuyển một số doanh nghiệp (gồm cả phần vốn, tài sản ) sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Hàng hải (Vinalines), tình hình của Vinashin hiện nay như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Sự: Có thể nói Vinashin đã bắt đầu ổn định trở lại. Các đơn vị của Vinashin đang tích cực đóng các con tàu để bàn giao đúng thời hạn.

Theo chỉ đạo của Chính phủ và cam kết của Vinashin, 6 tháng cuối  năm, Vinashin sẽ bàn giao 35 con tàu cho các chủ tàu, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ năm 2010.

Qua kiểm tra, chúng tôi thấy rất nhiều khả năng Vinashin sẽ hoàn thành và vượt con số đó. Lãnh đạo Vinashin đang quyết tâm vượt con số này, đưa tổng số tàu sẽ giao cho khách trên 60 trong năm 2010.

Nếu được như vậy, chứng tỏ rằng đội ngũ của Vinashin vẫn làm việc tốt và những người thợ Vinashin chứng tỏ được tâm huyết với nghề.

Hiện tại, một loạt chủ tàu đang muốn quay trở lại, gặp gỡ trao đổi, mong muốn tiếp tục ký các hợp đồng đóng tàu mới.

Lãnh đạo Vinashin quyết tâm đóng tàu đúng hạn bởi để giữ được uy tín, giữ được khách hàng, mấu chốt nhất phải đóng tàu đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.

Bức tranh tổng thể cho thấy hầu hết các đơn vị đóng tàu chủ lực của Tập đoàn đều hoạt động trở lại, công nhân làm việc rất hăng say.

Được biết, Tập đoàn vừa trình Thủ tướng Chính phủ bước 2 của Đề án tái cơ cấu Vinashin, vậy hình ảnh tới đây của Vinashin sẽ như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Sự: Theo phương án tái cơ cấu Tập đoàn mới trình Bộ Giao thông vận tải và Chính phủ hôm 15/11, Vinashin có một hình ảnh mới hoàn toàn.

Đó là một Vinashin với điều lệ tổ chức hoạt động mới, quy chế tài chính mới và hệ thống quy chế quản lý nội bộ- điều mà trước đây không có. Trước mắt 51 quy chế sẽ được ban hành trong tháng 11, sau đó sẽ bổ sung thêm 20 quy chế nữa. Như vậy sẽ tạo dựng một hành lang pháp lý để Tập đoàn quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên.

Thứ hai, Vinashin mới sẽ có đội ngũ cán bộ lãnh đạo mới, có vốn điều lệ mới, năng lực sản xuất mới và sẽ tạo ra không khí mới trong hoạt động sản xuất.

Về vốn điều lệ, chúng tôi sẽ xác định lượng vốn thực sự cần thiết cho nhiệm vụ của mình. Với 43 doanh nghiệp kể cả công ty mẹ, vốn ban đầu tạm tính cỡ 14.650 tỷ đồng. Con số chính thức sẽ được đưa ra vào 1/1/2011.

Cơ cấu ngành nghề, chúng tôi bám sát Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị, bao gồm đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu.

Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu đang là thế mạnh của Tập đoàn. Sản xuất, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính sẽ được tổ chức lại, minh bạch, rõ ràng hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng đạt được năng lực đóng các tàu công suất lớn hơn.

Đối với công nghiệp phụ trợ, phấn đấu đến năm 2015 sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa đến mức 50%, từ mức khoảng 10% hiện nay.

Về nguồn nhân lực, chúng tôi sẽ tập trung đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành và có thể cung ứng cho cả ngoài ngành.

Con tàu Violet Ace (chủ tàu châu Âu) sức chở 4.900 ôtô đang được
Công ty đóng tàu Hạ Long hoàn thiện để bàn giao vào quý I/2011 - Ảnh: TTXVN

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thưa ông, trước đây Vinashin đã gặp vấn đề về tập trung nguồn lực trong đó có nguồn lực tài chính. Vấn đề này tới đây sẽ được khắc phục thế nào trong khâu quản trị?

Ông Nguyễn Ngọc Sự: Về quản trị tài chính, với điều kiện hiện nay, Vinashin đang trong tình trạng khó khăn, tài chính phân tán. Để ổn định, việc quan trọng trong thời gian này là tập trung tài chính để thực hiện công tác điều hành vĩ mô - "chỗ thừa hỗ trợ chỗ thiếu" để giải quyết lãng phí về vốn.

Điều đó có nghĩa đơn vị thiếu vốn có thể sử dụng vốn của đơn vị thừa và đơn vị thừa vốn vẫn được hưởng lãi suất bình thường, như vậy sẽ giúp cho dòng tiền của Tập đoàn được sử dụng hiệu quả hơn.

Chúng tôi xây dựng một tài khoản trung tâm để tất cả các đơn vị tham gia vào hệ thống đó. Tập đoàn sẽ điều tiết vốn trên cơ sở dòng tiền chảy vào tài khoản trung tâm, đảm bảo vốn cho các đơn vị hoạt động.

Bên cạnh đó, tới đây, Tập đoàn sẽ thuê công ty kiểm toán quốc tế KPMD giúp rà soát quy trình quản trị nhằm khắc phục những lỗ hổng, giúp tổ chức, hoàn thiện hơn nữa khâu sản xuất. Trước mắt chúng tôi chọn Tổng công ty đóng tàu Phà rừng làm điểm bởi đây là đơn vị yếu nhất về khâu quản trị và tổ chức sản xuất.

Hiện có nhiều đơn vị đang đứng trước cơ hội tốt do có các hợp đồng mới, nhưng bất cập là các doanh nghiệp này lại không có điều kiện triển khai bởi thiếu nguồn nhân lực, nguồn vốn và mặt bằng. Bài toán này sẽ được Tập đoàn giải quyết ra sao?

Ông Nguyễn Ngọc Sự: Đúng là trong Tập đoàn hiện có đơn vị nhiều đơn hàng trong khi đơn vị khác ít đơn hàng. Tập đoàn sẽ có phương án điều phối bởi các đơn vị tương đối độc lập với nhau. Mỗi đơn vị có cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nhân lực khác nhau. Đơn vị này mà sử dụng tài sản của đơn vị kia phải theo quan hệ kinh tế.

Muốn làm tốt thì hai đơn vị phải phối hợp với nhau và muốn phối hợp tốt thì phải có bàn tay điều phối của Tập đoàn. Tập đoàn sẽ phát hiện chỗ này thiếu chỗ kia thừa và sẽ điều phối đơn vị này tạm thời làm đơn hàng cho đơn vị kia, sau đó thanh toán bằng hợp đồng kinh tế hoặc có thỏa thuận riêng. Điều này tốt cho cả đơn vị thừa và đơn vị thiếu.

Thưa ông, sức ép của các chủ nợ có tác động nhiều tới tình hình sản xuất của Tập đoàn và lộ trình trả nợ sẽ như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Sự: Rõ ràng việc vay vốn và các khoản công nợ là sức ép lớn nhất đối với Vinashin. Hiện sau khi được Chính phủ chỉ đạo, nhiều khoản đã được các ngân hàng trong nước khoanh, giãn nợ. Nhưng các khoản vay nước ngoài đang là vấn đề khó khăn đối với Vinashin. Tập đoàn đã đề nghị các đối tác lùi thời gian để Tập đoàn tái cơ cấu, bán đi một số doanh nghiệp, dự án để thu hồi vốn và sẽ trả dần.

Theo ông, bao lâu có thể khắc phục được nợ?

Ông Nguyễn Ngọc Sự: Theo Đề án tái cấu trúc mà Tập đoàn đã trình, bước 1 về việc giao một số cơ sở vật chất cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải đã xong.

Bước 2 là bước tổng thể, Tập đoàn sẽ chỉ lựa chọn những đơn vị chủ lực đúng ngành nghề chính và cơ cấu lại còn 43 đơn vị bao gồm công ty mẹ, công ty con và công ty cháu.

Các đơn vị khác sẽ được xử lý theo hướng chuyển nhượng, bán, cổ phần hóa để thu hồi vốn. Với tiến độ dự kiến và nếu thuận lợi, chắc trong thời gian 2-3 năm, Tập đoàn sẽ xử lý hết các số nợ. Riêng với các khoản nợ không phải trả ngay một lúc như khoản vay nước ngoài trong vòng 10 năm thì 6 tháng trả nợ một lần, chia theo kỳ và trả trong nhiều năm. Việc tái cơ cấu sẽ thu hồi được một khoản tiền tương đối để có thể trả nợ.

Bên cạnh đó, Tập đoàn cố gắng tập trung đầu tư cho các đơn vị thực hiện đóng tàu theo đúng tiến độ, tiết kiệm chi phí, có lãi và sẽ sử dụng khấu hao và lãi để trả nợ các khoản vay.

Chúng tôi cho rằng, sau tái cơ cấu, trong thời gian 2-3 năm, với sự  tích cực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của ngành và sự thuận lợi của thị trường, bức tranh về Vinashin sẽ sáng hơn rất nhiều.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Theo Chinhphu.vn)

Các bài viết khác

Liên hoan “Tiếng hát CNLĐ” Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy năm 2024

Hội nghị biểu dương nữ Cán bộ, CNLĐ xuất sắc tiêu biểu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy giai đoạn 2019 – 2023

ĐOÀN SBIC THAM GIA LỄ PHÁT ĐỘNG “TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ” CÙNG ĐOÀN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI NĂM 2024

ĐOÀN TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG THÁNG THANH NIÊN NĂM 2024 & KỶ NIỆM 93 NĂM THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931-26/3/2024)

CÔNG TY MẸ TỔNG CÔNG TY TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024

SBIC Ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần I năm 2024

ĐOÀN TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY THAM GIA KHỞI ĐỘNG THÁNG THANH NIÊN VÀ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ NĂM 2024 CÙNG ĐOÀN KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

Cơ hội hồi sinh các doanh nghiệp đóng tàu từ việc phá sản SBIC

Nghiên cứu quy hoạch các bến cảng, công trình phục phụ đóng mới, sửa chữa tàu trong quy hoạch kỹ thuật, chuyên nghành

Công điện: Về việc chăm lo đời sống, bảo đảm an ninh xã hội cho người dân và người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Doanh thu SBIC vượt kế hoạch hai con số

NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU HYUNDAI VIỆT NAM TỔ CHỨC LỄ ĐẶT TÊN 2 TÀU DẦU

Sớm phá sản để hồi sinh SBIC

Thứ trưởng Bộ GTVT làm việc với các công ty thuộc SBIC

Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 Đảng bộ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

Go to top