Tình hình đơn hàng đóng mới tàu thủy trong 10 tháng đầu năm 2015

Trong 10 tháng đầu năm 2015, toàn thế giới đã có 962 tàu thủy đặt hàng đóng mới tàu thủy tương ứng với 76,90 triệu DWT (hoặc 26,9 triệu CGT) giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.
 
(Ảnh minh họa)
Trong đó tàu chở hàng rời là 180 chiếc tương ứng 12,6 triệu DWT suy giảm 77% so với cùng kỳ năm trước. Các đơn hàng đóng mới tàu chở dầu tiếp tục tăng trưởng đối với phân khúc tàu chở dầu cỡ trung bình và cỡ lớn. Chi tiết có 54 tàu cỡ VLCC, 45 tàu cỡ Suezmax, 74 tàu cỡ  Aframax và 29 tàu cỡ Panamax. Đơn hàng đóng mới tàu chở dầu cỡ Panamax có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đạt mức 221% tính theo DWT.

Các đơn hàng đóng mới tàu chở container đối với cỡ nhỏ hơn 3.000 TEU là 58, với cỡ tàu từ 3.000 – 7.999 TEU là 22 và đối với tàu cỡ lớn hơn 8.000 TEU là 103.

Mặt khác, tính theo giá trị đơn đặt hàng đóng mới tàu thủy đạt khoảng 59 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2015, suy giảm 47% so với cùng kỳ năm 2014. Mức độ suy giảm nhất là các phân khúc thị trường của tàu chở dầu cỡ VLCC, Suezmax, aframax và tàu container.

Phân theo quốc gia đóng tàu, Hàn Quốc ký được 249 tàu với 31.70 triệu DWT (hay 9.80 triệu CGT) đạt tổng giá trị hợp đồng là 21.4 tỷ USD chiếm vị trí cường quốc đóng tàu số 1 về đơn hàng đóng mới trên cả ba tiêu chí DWT, CGT và giá trị đơn hàng. Nếu chỉ phân tích theo số liệu thống kê đối với chỉ số DWT, Hàn Quốc đã tăng trưởng đơn đặt hàng đóng tàu 16% trong 10 tháng đầu năm 2015. Trung Quốc đã ký được 299 tàu với 18.90 triệu DWT (hoặc 7 triệu CGT) đạt tổng giá trị hợp đồng 13,3 tỷ USD giảm 58% so với cùng kỳ năm 2014 khi tính theo DWT. Nhật Bản ký được 238 tàu với 21.20 triệu DWT (hoặc 6.5 triệu CGt) đạt tổng giá trị hợp đồng 11,1 tỷ USD giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.
(Ảnh minh họa)

Tính đến thời điểm cuối tháng 10 năm 2015, tổng lượng đơn hàng đóng mới tàu thủy còn lại trên toàn cầu là 10.7, 86 triệu CGT giảm 1,51 triệu CGT so với cuối tháng trước. Tính theo cường quốc đóng tàu, Trung Quốc chiếm vị trí số 1 với 39,33 triệu CGT, tiếp theo là Hàn Quốc với 31.91 triệu CGT và Nhật Bản với 21.17 triệu CTG.

Theo Clarkson Research cho biết, trong tháng 10 năm 2015, Hàn Quốc giàng được tổng cộng 760.000 CGT đơn hàng đóng mới, Trung Quốc giành được 230.000 CGT còn Nhật Bản không giàng được đơn hàng đóng tàu.

Tính theo các quốc gia chủ tàu thì tình hình như sau:

-          Các quốc gia thuộc liên minh châu Âu đã đầu tư 22.5 tỷ USD.

-          Các quốc gia châu Á đã đầu tư 24.9 tỷ USD.

Tính theo giá trị đầu tư, Nhật Bản chiếm vị trí số 1 với 147 tàu thủy tương ứng tổng mức đầu tư 8.9 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc đầu tư 125 tàu với tổng mức đầu tư 7.2 tỷ USD và Hy Lạp là 95 tàu với tổng mức đầu tư là 5.8 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 10 năm 2015, hệ số chỉ báo giá đóng tàu là 132,1 điểm giảm 4.6% so với cùng kỳ năm 2014 và giảm so với mức 133,3 điểm của thời điểm cuối tháng 9 năm 2015.

Theo số liệu của Hiệp hội đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CANSI) thì tình hình ngành đóng tàu Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2015 như sau:

Đơn đặt hàng đóng mới Trung Quốc nhận được tổng cộng 20.38 triệu DWT suy giảm 62,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó đơn hàng đóng mới tàu xuất khẩu là 88% tổng lượng đơn hàng đạt mức 17.98 triệu DWT suy giảm 64,4% so với cùng kỳ năm trước.

Các nhà đóng tàu Trung Quốc đã hoàn thành và bàn giao 32.87 triệu DWT tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó lượng tàu xuất khẩu bàn giao giao đạt 28.92 triệu DWT tương ứng 88% tổng lượng tàu bàn giao.

Tổng lượng đơn hàng đóng mới còn lại của Trung Quốc là 132,01 triệu DWT suy giảm 14% so với thời điểm cuối năm 2014. Trong đó tổng lượng đơn hàng đóng tàu còn lại xuất khẩu là 126.01 triệu DWT chiếm 96% tổng lượng đơn hàng.

Tính số liệu tổng hợp 54 công ty đóng tàu chủ yếu của Trung Quốc đến cuối tháng 10 năm 2015 chỉ ký được 18,65 triệu DWT đơn hàng đóng mới suy giảm 62,9% so với cùng kỳ năm 2014 và hoàn thành bàn giao tổng cộng 30.25 triệu DWT tăng 14,2 so với cùng kỳ năm 2014. Tổng lượng đơn đặt hàng đóng mới còn lại của 54 công ty nói trên là 129.96 DWT giảm 14% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 10 tháng đầu năm 2015 doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của 88 công ty đóng tàu và các lĩnh vực liên quan 244 tỷ Nhân dân tệ - CNY, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước; tổng lợi nhuận đạt mức 3.6 tỷ Nhân dân tệ suy giảm 16,3%. Tổng giá trị sản xuất đạt 345 tỷ Nhân dân tệ tăng 4,5% so với cùng kỳ 2014. Trong đó giá trị của lĩnh vực đóng mới tàu thủy đạt 165 tỷ Nhân dân tệ tăng 2,5 %; giá trị lĩnh vực thiết bị đạt 28 tỷ Nhân dân tệ tăng trưởng 7,7%; lĩnh vực sửa chữa tàu thủy đạt giá trị 10.7 tỷ Nhân dân tệ tăng trưởng 0,1 %.

Với tình hình cập nhật đơn đặt hàng đóng mới tàu thủy trong 10 tháng đầu năm 2015 cùng với tình hình trầm lắng của các nên kinh tế trọng điểm trên thế giới các chuyên gia nhận định thị trường đóng mới tàu thủy năm 2016 còn đối mặt với nhiếu thách thức, trong đó phân khúc thị trường đóng mới giàn khoan dầu khí và tàu phục vụ ngành công nghiệp khai thác dầu khí sẽ tiếp tục bị suy giảm, một số dự án sẽ bị hủy hoặc kéo dài thời gian hoàn thiện bàn giao. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do mức cung nguồn dầu mỏ vượt quá nhu cầu kéo giá dầu suy giảm tói mức trên 50% kéo dài ít nhất tới đầu năm 2017./.

 

Vũ Minh Phú

Trưởng ban KTSX

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy - SBIC

Go to top