Hệ thống quản lý đóng tàu Nhật Bản (Kỳ 2)

Người Nhật áp dụng rộng rãi công nghệ nhóm. Các kỹ sư Nhật Bản xem xét từng hoạt động cần thiết để chế tạo một chi tiết, bộ phận và cố gắng để nhóm các máy móc khác nhau vào thành các cụm, nhóm chi tiết, bộ phận, sử dụng cùng một quy trình sản xuất, do đó loại trừ hoặc ít nhất là rút ngắn đáng kể thời gian cần thiết để thiết lập mới và chuyển đổi.
 
1. Các công cụ trong quản lý sản xuất Nhật Bản

Lean - Loại bỏ chất thải (sự dư thừa, lãng phí, vật vô dụng…)

Khi người Nhật nói vậy, có nghĩa là họ sẽ loại bỏ bất cứ điều gì khác so với số tiền tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Điều này có nghĩa là không có kho dự trữ an toàn, không có hàng tồn kho.

Có một số khái niệm chính được xây dựng để thực hiện theo ý tưởng loại bỏ này. Thay vì xây dựng một nhà máy sản xuất lớn để làm tất cả mọi thứ, người Nhật có xu hướng xây dựng các nhà máy nhỏ chuyên môn cao và định hướng tập trung chúng thành các mạng lưới nhà máy sản xuất, nhờ đó họ có thể quản lý, kiểm soát các khâu sản xuất được tốt hơn. Ngoài ra, một nhà máy chuyên ngành có thể hoạt động và sản xuất kinh tế hơn, hiệu quả hơn.

Người Nhật áp dụng rộng rãi công nghệ nhóm. Các kỹ sư Nhật Bản xem xét từng hoạt động cần thiết để chế tạo một chi tiết, bộ phận và cố gắng để nhóm các máy móc khác nhau vào thành các cụm, nhóm chi tiết, bộ phận, sử dụng cùng một quy trình sản xuất, do đó loại trừ hoặc ít nhất là rút ngắn đáng kể thời gian cần thiết để thiết lập mới và chuyển đổi.

Sản xuất Đúng Tiến Độ (JIT)  là một phần quan trọng của việc loại bỏ sự dư thừa lãng phí. Trong thực tế, JIT là việc sản xuất một cách chính xác chi tiết cần thiết trong lượng thời gian định sẵn để duy trì hiệu suất, sự hoàn hảo về tiến độ. Trong sản xuất sự tồn kho được cho là sẽ lãng phí.

Để JIT làm việc hiệu quả, sản xuất phải là dòng chảy thông suốt. Bất kỳ thay đổi nào cũng có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống, gây ra sự gián đoạn và chậm trễ. Để đảm bảo một dòng chảy thông suốt, Nhật Bản áp dụng thống nhất một quy trình sản xuất trong nhà máy. Điều này có nghĩa rằng họ chỉ đơn giản lập kế hoạch chế tạo, sản xuất cùng một loại sản phẩm (sản phẩm trung gian, được xây dựng bằng cách nhóm các chi tiết, bộ phận đã nói ở trên) mỗi ngày. Nếu  làm tất cả mọi thứ cần cho một sản phẩm hoàn chỉnh mỗi ngày, chỉ mất một ngày để bạn có sản phẩm cuối cùng tiếp theo (trái ngược với một lô sản phẩm kích cỡ lớn, đỏi hỏi công suất lớn và thực hiện trong thời gian dài, gây ra sự chậm trễ).

Người Nhật cho rằng số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) chỉ ra kích thước lô hàng tăng thì giảm chi phí thiết lập, nhưng kích thước lô hàng giảm thì chi phí thiết lập tăng. Vì vậy, điều này nhấn mạnh vào việc lô hàng nhỏ đòi hỏi thời gian thiết lập phải được giảm thiểu. Thay vì dùng thời gian thiết lập theo thông lệ hiện hành, người Nhật đã quản lý nhằm giảm thời gian thiết lập rất nhiều, thường xuyên đến mức một con số (tức là ít hơn mười phút).

Để làm được điều này một cách hiệu quả, người Nhật đã sử dụng rất nhiều công cụ quản lý như: hệ thống tự điều tiết để kiểm soát sản xuất được gọi là Kanban. Ở đây vai trò của kiểm soát phải đi đến đảm bảo chất lượng tối đa và giảm thiểu sự lãng phí về thời gian, công sức như Jidoka, bakayoke, và Poka-Yoke .

Jidoka là một khái niệm chất lượng có nghĩa là "ngăn chặn tất cả mọi thứ" bất cứ khi nào một lỗi xảy ra. Nó đóng vai trò kiểm soát chất lượng ngay đầu nguồn.

Bakayoke là các thiết bị được gắn vào máy để tự động kiểm tra bất thường trong quá trình, chẳng hạn như sự cố hoặc kích thước hay dung sai vượt quá mức cho phép.

Poka-Yoke sử dụng để chống sai lầm trong lắp ráp thủ công.

Hiện nay, tất cả những kỹ thuật quản lý Nhật Bản đã được tổng hợp lại và được biết như kỹ thuật quản lý “Lean” hay “Lean Manufacturing”.  Mặc dù JIT, Kanban, 5S và các công cụ khác không có thay đổi, nhưng tên gọi mới “Lean” thân thiện hơn và các công cụ trở nên hấp dẫn hơn

2. CIM – Công cụ quản lý nhà máy đóng tàu TSU - Nhật Bản

CIM = tối ưu hóa hoạt động sản xuất thông qua việc tích hợp thông tin

Định hướng rõ chính sách phát triển: "Hệ thống thông tin là một chiến lược sản xuất "

Mục tiêu: Tối đa hóa hiệu quả sản xuất tại hiện trường

- Phát triển các hệ thống tích hợp bộ phận thiết kế vào sản xuất

- Đồng thời với mục tiêu đạt hiệu quả trong lĩnh vực thiết kế.

Hệ thống này được tích hợp với hệ thống kế hoạch tổng hợp, được gọi là CIMS chính, bao gồm:

- Hệ thống kế hoạch tổng hợp

- Hệ thống CIM đóng tàu:

- Hệ thống thiết kế EOA (bao gồm cả CAD đồng bộ cho phần vỏ và trang thiết bị).

- Hệ thống quản lý sản xuất CIM đóng tàu

- Hệ thống tự động hóa FA (factory automation)

- Hệ thống điều hành sản xuất

- Hệ thống quản lý chi phí

Hệ thống thiết kế EOA:

- Chương trình NASD (Thiết kế tuyến hình, quy trình công tác)

- Chương trình MAPS (bố trí trang thiết bị, hệ thống ống)

- Chương trình SATES (thiết kế khu vực sinh hoạt thượng tầng ca bin)

- Chương trình NET-S (thiết kế trang thiết bị điện tàu thủy)

- Chương trình quản lý tổng hợp thiết kế

- Chương trình quản lý kỹ thuật thiết kế

Hệ thống quản lý sản xuất

- Chương trình kế hoạch tiến độ (NAPS)

- Chương trình quản lý các quá trình nội bộ (khối lượng công việc, nhân công, quản lý hậu cần)

- Chương trình quản lý mua sắm vật tư, thời gian giao hàng, phân phối.

-Chương trình lập kế hoạch khai thác năng lực nhà máy (căn cứ trên năng lực trang thiết bị nhà máy, các quy trình sản xuất)

Các hệ thống tự động F.A

- Chương trình rô bốt hàn lắp ráp các phân đoạn phẳng lớn. (Parallel to the large assembly robot)

- Chương trình máy cắt tôn (Steel cutting machine)

- Chương trình rô bốt cho dây chuyền lắp ráp nhỏ. 

(Small conveyor automated assembly line)

- Chương trình tự động hóa thiết bị hỏa công     (Automated Line Heating Equipment)

Tổng cộng 3 hệ thống bao gồm 14 chương trình tạo thành hệ thống CIM đóng tàu và 3 hệ thống: Kế hoạch tổng hợp, Điều hành sản xuất, Quản lý chi phí tạo nên toàn bộ hệ thống quản lý đóng tàu (gọi là hệ thống CIM chính)

Hệ thống sản xuất đóng tàu, do cấu thành từ số lượng rất lớn các chi tiết, bộ phận khác nhau; hơn nữa đơn đặt hàng giống nhau thường có số lượng ít nên dẫn đến sản xuất đơn chiếc với rất nhiều chủng loại sản phẩm trung gian khác nhau, đó là lý do công nghiệp đóng tàu tụt hậu so với các ngành công nghiệp khác. Đây là những điều kiện khắc nghiệt cho việc xây dựng hệ thống đóng tàu hoàn chỉnh. Do tính chất đa dạng của sản phẩm cũng như các nhà máy đóng tàu nên hầu như không có một hệ thống CIM hoàn chỉnh có thể áp dụng cho tất cả các nhà máy đóng tàu. Mỗi nhà máy đóng tàu ở Nhật thường xây dựng một hệ thống CIM đóng tàu riêng cho mình trên cơ sở tích hợp các chương trình phần mềm thiết kế, kế hoạch, vật tư, sản xuất…  vào thực tế sản xuất của chính nhà máy, phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực kỹ thuật công nghệ của họ. 

 

(Còn nữa)

 

Đoàn Hà Hải

Go to top