Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu 2004 Công ước BWM chính thức có hiệu lực vào ngày 8/9/2017

Công ước BWM được Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua ngày 13/02/2004, nội dung Công ước bao gồm 22 Điều, 01 Phụ lục và 02 Phụ chương.
Công ước này áp dụng đối với các tàu mang cờ của quốc gia thành viên của Công ước; các tàu không mang cờ của một quốc gia thành viên của Công ước nhưng hoạt động dưới thẩm quyền của quốc gia thành viên của Công ước, không áp dụng đối với tàu không được thiết kế hoặc được đóng để chở nước dằn; tàu của quốc gia chỉ hoạt động trong vùng nước thuộc quyền tài phán của quốc gia đó, trừ khi quốc gia đó xác định rằng việc xả nước dằn từ những tàu đó sẽ ảnh hưởng hoặc gây hại môi trường biển, sức khoẻ con người, tài sản hoặc tài nguyên của họ hoặc những vùng nước lân cận của các quốc gia khác; tàu của một quốc gia chỉ hoạt động trong vùng nước thuộc quyền tài phán của một quốc gia khác, với điều kiện quốc gia khác đó cho phép miễn trừ áp dụng; trừ những tàu không được miễn trừ, các tàu chỉ hoạt động trong vùng nước thuộc quyền tài phán của một quốc gia và trên vùng biển quốc quốc tế, trừ khi quốc gia đó xác định rằng việc xả nước dằn từ những tàu đó sẽ ảnh hưởng hoặc gây hại môi trường biển, sức khoẻ con người, tài sản hoặc tài nguyên của họ hoặc những vùng nước lân cận của các quốc gia khác; các tàu chiến, các tàu của hải quân, hoặc các tàu sử dụng cho mục đích phi thương mại; tàu có nước dằn cố định trong các két được hàn kín của tàu mà không xả ra ngoài.
Nội dung của Công ước đề cập đến các nghĩa vụ chung đối với Công ước, các quy định về kiểm soát, kiểm tra và các vi phạm các hoạt động liên quan đến nước dằn và cặn nước dằn của tàu, quy định về nghiên cứu khoa học kỹ thuật và theo dõi liên quan đến quản lý nước dằn, quy định về trách nhiệm thực hiện và quyền lợi đối với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp và hợp tác trong khu vực cũng như trao đổi thông tin thực thi Công ước BWM, 01 Phụ lục quy định về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn dằn tàu: quy định về ngoại lệ, miễn giảm; yêu cầu kiểm soát và quản lý nước dằn đối với tàu; yêu cầu đặc biệt trong một số vùng; tiêu chuẩn đối với quản lý nước dằn; các yêu cầu kiểm tra và chứng nhận đối với quản lý nước dằn, 02 Phụ chương quy định về: Mẫu Giấy chứng nhận quản lý nước dằn quốc tế; mẫu nhật ký nước dằn.
Ngày 8/9/2016, Bà Päivi Luostarinen- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện cho Chính phủ Phần Lan đã tới IMO và đệ trình văn kiện gia nhập Công ước BWM cho Tổng thư ký IMO Kitack Lim.
Việc gia nhập của Phần Lan đã nâng tổng số quốc gia gia nhập Công ước là 52 quốc gia đạt 35,1441% tổng dung tích đội tàu thế giới, như vậy, Công ước BWM sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 8/9/2017.
Công ước có hiệu lực sẽ tác động rất lớn đến đội tàu biển Việt
Phòng KHCN&MT, Cục HHVN
Theo mt.gov.vn