Đặc điểm tàu lai và những dạng chân vịt xoay (tiếp theo và hết)

Tàu lai là một loại tàu đặc chủng có kết cấu gọn nhẹ nhưng công suất lớn để có thể lai dắt, lai đẩy các tàu hoặc các vật thể khác. Trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt nam có công ty đóng tàu Sông Cấm là đơn vị chuyên đóng tàu hiện đại xuất khẩu sang các nước châu Âu với các chủng loại như: tàu cao tốc, tàu cứu nạn, tàu lai  v..v. Trong số đó nổi bật là các loại tàu lai ASD 2411, ATD 2412, ASD 2810, ASD 3213. Đặc điểm của các loại tàu lai  này là đều được trang bị những chân vịt xoay.  Sản phẩm của đơn vị không chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế kĩ thuật, mĩ thuật, trình độ người lao động mà còn đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường. Chúng tôi xin giới thiệu một số đặc tính của những thiết bị đặc chủng này.

Chân vịt loại VSP :

VSP là 3 chữ viết tắt của cụm từ Voith Schneider Propeller, tên của tập đoàn Schneider sản xuất ra loại chân vịt này. Không giống loại Azimuth mà thực chất là loại chân vịt thông thường được bố trí trên một trục đứng có thể quay tròn, loại VSP trông tương tự như những  "chân con vịt" hoặc trông như những mái chèo có thể xoay được.

                                Chân vịt loại VSP
Thiết bị chân vịt bao gồm một đĩa tròn quay được xung quanh một trục đứng. Có một dãy các tấm kim loại có dạng khí động học được lắp xung quanh vành biên của đĩa. Mỗi một tấm có thể quay quanh trục của nó và nhô ra ngoài thân tàu. Khi đĩa xoay, các tấm chuyển động theo và tạo ra được một lực đẩy. Sự phối hợp giữa chiều quay của đĩa và chiều xoay của bản thân các tấm kim loại tạo ra hướng và độ lớn của lực đẩy. Độ lớn lực đẩy và hướng của lực đẩy phụ thuộc vào vị trí của tâm quay của đĩa so với vị trí đứng yên, tức là nếu đẩy tâm quay về phía trên tàu sẽ chạy tiến, nếu đẩy tâm quay sang phải thì tàu sẽ quay phải và ngược lại.
Bộ đẩy này giúp tàu có khả năng quay trở rất cao, cơ động tốt và ít sủi bọt. Chúng thường được lắp trên các tàu lai cỡ nhỏ, tàu cứu hoả, phà chở khách, các dàn khoan di động và tàu nghiên cứu khoa học.
                                                   Chân vịt loại VSP

So sánh tính năng điều động của các kiểu tàu lai trong cảng

 

 

Tàu lai

thông thường

Tàu lai

kiểu VSP

Tàu lai

kiểu Z

Lực kéo tới (kN) cho mỗi 100 kW

18

13,34

20

Lực kéo lùi (kN) cho mỗi 100 kW

12

12

18.68

Tỷ lệ % giữa lực kéo tới và lực kéo lùi

60-70

90

90

Thời gian từ khi ra lệnh lùi máy cho tơi khi dừng tàu (s)

20

20

10

Thời gian cần để quay 3600 khi đang chạy tới (s)

50

50

40

Đường kính khu vực quay 3600 khi tàu đang tiến (chiều dài thân tàu)

2.5-3.0

1.5-2.0

1.0-1.5

Thời gian cần để quay 3600 khi đang chạy dừng (s)

50

40

30

Đường kính khu vực quay 3600 khi tàu đang dừng (s)

2.0

1.0

1.0

Ưu, nhược điểm

- Khi vòng tua máy chính không đổi, tàu có thể tiến, lùi, dừng.

- Kết cấu thân tàu và thiết bị máy móc phức tạp.

- Muốn kiểm tra chân vịt phải vào ụ

 

- Khi vòng tua máy chính không đổi, tàu có thể tiến, lùi, dừng.

- Không cần thiết bị lái.

- Tính năng điều động tốt.

- Giá thành đắt.

- Chân vịt dễ bị hỏng.

- Không phát huy hết khả năng máy chính

- - Khi vòng tua máy chính không đổi, tàu có thể tiến, lùi, dừng.

- Không cần thiết bị lái.

- Tính năng điều động tốt, khống chế khẩn cấp nhanh.

- Hình dáng đuôi tàu đơn giản.

- Sửa chữa chân vịt không cần vào ụ.

 

 
Các loại tàu kéo chân vịt xoay đã được đóng tại Công ty đóng tàu Sông Cấm xuất khẩu cho Hà Lan

1/ Tàu kéo ASD Tugs 2411 ( Azimuth Stern Drive )

+ Chiều dài toàn bộ : 24,65 m

+ Chiều rộng: 12,63 m

+ Chiều cao: 3,06 m

+ Máy chính: 2 x CAT 3516B TA HD, 2.100 kW, 1.600 rpm

+ Máy phát điện: 2 x C44TA, 75 kW, 1.500 rpm

+ Lực kéo: 68T

2/  Tàu kéo ATD Tugs 2412 ( Azimuth Tractor Drive )

+ Chiều dài toàn bộ: 24,65 m

+ Chiều rộng: 12,63 m

+ Chiều cao: 4,06 m

+ Máy chính: CAT 3516 TA HD, 5,600 kW

+ Máy phát điện: 2 x C44T, 64.5 KVA, 1.500 rpm

+ Lực kéo: 62T
                                                      Tàu kéo ATD
3/ Tàu kéo ASD Tugs 3213

+ Chiều dài toàn bộ: 32,14 m

+ Chiều rộng: 13,29 m

+ Chiều cao: 3,943 m

+ Máy chính: 2 x CAT C280-8, 2,710 kW, 1.000 rpm

+ Máy phát điện: 2 x C9TA, 162 kW, 1.500 rpm

+ Lực kéo: 94,7T

4/ Tàu kéo ASD Tugs 2810

+ Chiều dài toàn bộ: 28,67 m

+ Chiều rộng: 10,43 m

+ Chiều cao: 3,5 m

+ Máy chính: 2 x CAT 3516C TA HD/C, 1,865 kW, 1.600 rpm

+ Máy phát điện: 2 x C44TA, 85.5 kW, 1.500 rpm

+ Lực kéo: 56T
                                                    Tàu đóng tại Sông Cấm
5/ Tàu kéo STANTUG 1205

+ Chiều dài toàn bộ: 12,3 m

+ Chiều rộng: 4,95 m

+ Depth, mld: 2,3 m

+ Máy chính: VOLVO D9-MH, 221 kW, 1.800 rpm

+ Máy phát điện: MDKBR, 17,5 kW, 500 rpm

Chiếc tàu kéo cứu hộ 3.500CV đóng tại Công ty Sông Thu đã được bàn giao cho lực lượng Cảnh sát biển Việt nam

Công ty Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng) tại Đà Nẵng đã chính thức bàn giao tàu kéo cứu hộ CSB-9001 cho lực lượng Cảnh sát biển VN (CSBVN - thuộc Quân chủng Hải quân).

 Đây là chiếc tàu kéo cứu hộ biển và tìm kiếm cứu nạn được đóng theo chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen Shipyards Gorinchem (Hà Lan).

 Lực lượng cảnh sát biển Việt nam được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/1998, là lực lượng chuyên trách đa chức năng của Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt nam cũng như các điều ước quốc tế có liên quan mà Nhà nước CHXHCN Việt nam đã ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của Nước CHXHCN Việt Nam.

 
                                           Tàu kéo cứu hộ cảnh sát biển
Với mục đích cứu kéo trên biển, tham gia bảo vệ các giàn khoan và vùng biển lân cận, đồng thời phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu khi cần, tàu CSB-9001 được các kỹ sư của Tập đoàn Damen thiết kế phù hợp với các thông số kỹ thuật cơ bản như:

 Chiều dài 45,7m,

-                     Chiều rộng 12m,

-                     Tốc độ tối đa 13,7 hải lý/giờ,

-                     Sức kéo buộc bến đạt 51 tấn.

Tàu được trang bị hai máy Caterpilar 3512B có tổng công suất đạt 3.500CV. Tàu có khả năng hoạt động độc lập 30 ngày đêm trên biển ở mọi điều kiện thời tiết./.
T. My

 

Go to top