Thiết kế loại tàu mới không có két nước dằn

Sử dụng nước dằn trên tàu trong đó có các sinh vật có hại luôn là vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lí, khai thác tàu. Đã có nhiều kỹ thuật và công nghệ để xử lí nước dằn, nhưng xem ra kết quả xử lí cho tới nay vẫn chưa được khả quan.

Mới đây, trường đại học Michigan, Mỹ đã đưa ra một ý tưởng mới về thiết kế một loại tàu không có các khoang chứa nước dằn. Nguyên lí của ý tưởng này là: thay cho việc phải cấp thêm nước dằn để cân bằng tàu thì nay ta làm giảm sức nổi của tàu.

Theo nguyên lý này thì trên các loại tàu mới, các két nước dằn sẽ được thay thế bằng một hệ thống đường ống bao quanh hầm hàng dưới mức nước dằn. Những đường ống này được nối với một khoang ở phía mũi tàu và một khoang ở phía đuôi tàu. Trong điều kiện dằn, các đường ống này sẽ ngập nước để làm giảm độ nổi của tàu. Sự chênh áp lực giữa mũi tàu và đuôi tàu được dùng để điều khiển dòng chảy trong các ống để đảm bảo cho các ống luôn có chứa “nước biển tại chỗ”. Đến khi không cần dằn nữa thì các ỗng này sẽ được đóng lại và bơm hết nước ra.

Sáng kiến mới này rất khả thi trong vấn đề xử lí nước dằn khi tàu vận hành trong những vùng địa lí khác nhau đi tới các vùng biển khác nhau trên thế giới.
 
Tổng hợp
Go to top